Nhok(◣_◢)Skill

Nhok(◣_◢)Skill
Thành Viên Cấp 1
  • Thành Viên Cấp 1

Posts Posts : 50
Vàng Vàng : 9123
G.tính G.tính : Nam
Tuổi Tuổi : 28
T.gia T.gia : 10/04/2013
Logo Logo :  [Hot] Đề Toán lớp 1 ‘oái oăm’  F2bf2476191106b7a3039609dce352f3_42776856.9
Vừa qua, một đề kiểm tra giữa kỳ môn Toán của một học sinh lớp 1 đã được đưa lên mạng xã hội và gây nhiều tranh cãi bởi sự oái oăm trong nhiều câu hỏi.

Vừa qua, một đề kiểm tra giữa kỳ môn Toán của một học sinh lớp 1 đã được đưa lên mạng xã hội và gây nhiều tranh cãi bởi sự oái oăm trong nhiều câu hỏi.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhiều thành viên cho rằng theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.

Thành viên MyBach cho rằng:

“Câu 1C trong đề bài rất tối nghĩa và không rõ ràng khiến học sinh hiểu sai đề bài”.

Cùng quan điểm nickname Danghuynhkhanh chia sẻ:

“Đây là lỗi của người ra đề. Nếu học sinh hỏi cô giáo vì sao mình sai, liệu cô có giải thích được không?”.

Tuy nhiên, một bạn trẻ có nickname Tròn cục tròn quay lại phân tích:

“Câu "49 gồm" là theo chương trình lớp 1. Ở bài này trẻ đang học về hàng chục và hàng đơn vị chứ không phải cách viết nên bài này phải là 40 và 9. Còn tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80 là bài xét các số chẵn có hàng đơn vị bằng 0 nên bài này kết quả là 70... Cái cô sai ở đây là khi ra đề ra không nêu rõ yêu cầu”.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhận xét về đề Toán này

Tiến sĩ Lê Thống Nhất phân tích:

“Câu 1C nói “49 gồm” rất tối nghĩa. Bởi nếu hiểu là số 49 cấu tạo bởi chữ số nào thì đáp án A là chuẩn, không thể hiểu đúng như đáp án B. Việc sử dụng từ “gồm” trong câu hỏi này không có nghĩa là một tổng mà phải là các thành phần của số. Nếu muốn lấy đáp án B thì phải hỏi “49 là tổng của hai số nào?”. Như vậy nghĩa gần nhất của câu hỏi này phải là đáp án A (gồm số 4 và 9)”.

Để làm rõ nghĩa của từ “gồm” thầy Nhất đưa ra ví dụ: “Trong cuộc sống, nếu đặt câu hỏi “Nhóm chúng ta gồm mấy người”, hay “Bữa trưa hôm nay gồm những món gì”… thì phải liệt kê các thành phần chứ không thể tính tổng”.

Còn về câu 1D, TS Lê Thống Nhất khẳng định: “Nếu đề chỉ nói điền vào chỗ trống như vậy thì sẽ có hai đáp án đúng là A và B”.

Qua việc phân tích những câu hỏi gây tranh cãi

Thầy Nhất cho rằng:

“Đây là yếu kém của người ra đề và về mặt nào đó gây ảnh hưởng tâm lý cho học sinh. Khi học sinh hiểu đúng nhất thì lại bị cho là sai, và cậu bé này đã bị đánh oan. Bên cạnh đó, với những câu hỏi đánh đố này, giáo viên sẽ rất khó lý giải tại sao học sinh sai. Điều đó khiến học sinh nghi ngờ giáo viên, không tin thầy cô và không biết cái gì là chân lý. Như vậy, việc làm này đã gây phản tác dụng trong giáo dục”.




Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết